Phân loại máy phát điện

Các loại máy phát điện

Hiện nay, máy phát điện công nghiệp ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Bởi sự tiện lợi và tính ứng dụng cao, đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ dân dụng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, công nghiệp,… do đó mà có không ít kiểu dáng, mẫu mã máy phát điện. Vậy trên thị trường hiện nay có những loại máy phát điện nào?

Máy phát điện hoạt động như thế nào?

Việc ra đời của máy phát điện đã giải quyết được tình trạng điện lưới mất đột ngột, không ổn định,… giúp các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp không bị trì trệ gây nên những hậu quả không đáng có.

Phân loại máy phát điện

Máy phát điện hoạt động bằng cách làm biến đổi cơ năng thành điện năng sử dụng nguyên lí cảm ứng điện từ. Các nguồn cơ năng sơ cấp như: tua bin nước, các động cơ tua bin hơi, động cơ đốt trong… hoặc các nguồn cơ năng khác được biến đổi và tạo nên nguồn điện để cung cấp năng lương cho các thiết bị điện hoạt động mỗi khi mất điện lưới.

Phân loại máy phát điện theo nhiên liệu sử dụng

Máy phát điện sử dụng các nguồn nhiên liệu để biên đổi nguồn năng lượng cơ năng thành điện năng. Tùy theo nhiên liệu sử dụng, máy phát điện được chia thành 3 loại:

Máy phát điện chạy dầu Hyundai DHY36CLE

Trong ba loại máy phát điện trên thì máy phát điện chạy dầu Diesel được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

Phân loại máy phát điện theo động cơ

Động cơ hoạt động trong máy phát điện được chia thành những loại sau:

  • Dựa vào số vòng quay của máy phát điện được phân ra: động cơ chạy với tốc độ 3000vòng/phút và động cơ chạy với tốc độ 1500 vòng/phút.
  • Dựa vào cách sắp xếp của động cơ được phân ra: máy đứng, máy ngang, sắp xếp inline.
  • Dựa vào hệ thống làm mát được phân ra: máy phát điện làm mát bằng nước, máy phát điện làm mát bằng gió.

Phân loại máy phát điện theo tổ máy

Phân loại theo tiêu chí tổ máy thì máy phát điện gồm có:

  • Tổ máy phát điện diezel thông thường.
  • Tổ máy phát điện diezel tự động vi điều khiển.
  • Tổ máy phát điện diezel tự động khởi động.

Phân loại theo mục đích và quy mô sử dụng

Theo quy mô và mục đích sử dụng máy phát điện được chia thành:

  • Máy phát điện gia đình: Sử dụng cho các hộ gia đình khi nguồn điện bị cắt. Dòng điện 220v đảm bảo cho các thiết bị trong gia đình hoạt động hoạt động tốt khi mất điện.
  • Máy phát điện công nghiệp: Máy phát điện công nghiệp có công suất lớn để đáp ứng các yêu cầu về nguồn điện cho máy móc công nghiệp hoạt động sản xuất mà không xảy ra tình trạng quá tải.
  • Máy phát điện xách tay: có kích thước nhỏ dễ dàng di chuyển đến những địa điểm cần phát điện, máy phát điện xách tay để đáp ứng nguồn điện có năng lượng nhỏ.

Máy phát điện được phân ra thành rất nhiều loại giúp cho việc lựa chọn và sử dụng của mỗi người trở nên dễ dàng hơn, cùng với đó là việc đáp ứng mục đích cũng như nhu cầu sử dụng nguồn điện của mỗi người phù hợp nhất.

Một số lưu ý khi mua máy phát điện:

Lưu ý khi mua máy phát điện
  • Khi có nhu cầu mua máy phát điện thì bạn cần liệt kê thật chi tiết các thiết bị điện cần dùng, từ đó tính toán công suất tiêu thụ tổng rồi tính công suất máy phát điện cần mua.
  •  Nhằm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua máy nên chọn mua máy phát điện có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%.
  •  Khi lựa chọn máy phát điện, khách hàng nên chú ý lựa chọn sản phẩm có giấy bảo hành và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  •  Khi mua máy phát cho thang máy phải có thông số kỹ thuật chính xác để chọn được loại máy phù hợp.
  •  Khi vận hành, máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, không ẩm ướt.
  •  Không đặt máy trong nhà khi vận hành nhằm tránh bị ngộ độc khí thải.
  •  Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS), tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới có trở lại đột ngột.
  •  Nên chọn mua máy có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.
  •  Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm, đó là máy phát điện thường gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến gia đình có trẻ nhỏ và khu vực xung quanh. Hiện đã có một số loại có hệ thống giảm thanh khắc phục điều này, bạn nên chú ý để chọn mua.
  • Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS), tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới có trở lại đột ngột.
  • Nên chọn mua máy có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.
  • Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm, đó là máy phát điện thường gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến gia đình có trẻ nhỏ và khu vực xung quanh. Hiện đã có một số loại có hệ thống giảm thanh khắc phục điều này, bạn nên chú ý để chọn mua.

Những lưu ý tuyệt đối phải tuân thủ khi sử dụng máy phát điện

Lưu ý khi sử dụng máy phát điện

1. Tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ điện không được vượt quá công suất của máy.

Đây không chỉ là lưu ý mà bạn cần phải tuân thủ mà đây còn là một trong những tiêu chí lựa chọn đầu tiên khi chọn máy phát điện để phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

Tổng công suất của các thiết bị điện mà bạn sử dụng thường được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm như chỉ số W in trên bóng đèn. Đây đều là những con số “biết nói” để chỉ ra được lượng tiêu thụ công suất mà bạn sử dụng. Lưu ý chỉ cần và nên sử dụng khoảng 80% công suất định mức của máy phát điện.

2. Tuyệt đối không sử dụng ổn áp để kích điện áp.

Sử dụng máy ổn áp cho điện lưới chắc chắn là sẽ rất tốt vì ổn áp giúp điện áp ổn định, bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Thế nhưng với máy phát điện thì không phải như vậy. Vì tần số của các máy phát điện thường không ổn định, trong khi máy ổn áp có tốc độ đáp ứng chậm. 

Nếu máy phát điện có tần số dao động cao và biên độ lớn sẽ dẫn đến sự xung đột giữa 2 thiết bị. Điểm dễ nhận biết nhất đó là máy ổn áp sẽ phát ra tiếng kêu, tiếng ù, thậm chí máy sẽ nóng ran sau 5 – 10 phút, suy giảm độ bền và ảnh hưởng đến cả 2 thiết bị.

3. Kiểm tra độ nhớt của máy phát điện theo định kỳ

Sau khi sử dụng máy phát điện lần đầu tiên thì trong khoảng thời gian sử dụng được 50 – 100 giờ, bạn phải thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ nhớt và nhiên liệu, độ căng dây đai quạt gió có hoạt động tốt không?

Sau 500 giờ chạy máy, hãy  kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.

4. Vị trí đặt máy phát điện 

Tuyệt đối không nên đặt máy phát điện ở những không gian kín, bí như dưới tầng hầm, nhà xe, trong nhà,… mà nên đặt ngoài trời có gió nhiều thông thoáng. Nhưng cũng tuyệt đối không nên đặt máy ở ngay cửa chính hay là cửa sổ hướng vào phòng mà mọi người đang sinh hoạt, nhằm tránh những rủi ro từ khí CO2 độc hại vào nhà của bạn và gây ra những điều đáng tiếc khác, vì khí Co2 có thể làm bạn ngộp thở, nhẹ nhất là bất tỉnh và nặng nhất là có thể gây tử vong.

Nên đặt máy trên 1 mặt phẳng khô ráo khi vận hành máy. Không nên vận hành khi trời mưa hay ẩm ướt để tránh bị điện giật.

5. Cách đấu nối máy phát điện

Như trên đã nói thì các thiết bị cần cấp điện phải có công suất nhỏ hơn công suất hoạt động của máy phát điện, nếu vượt quá công suất của máy phát điện, thì máy phát điện của sẽ bị quá tải, dễ hỏng. Ví dụ máy phát điện Total TP18001 (0,65 – 0,8KW), nghĩa là công suất tối thiểu của nó là 0,65KW và tối đa là 0,8KW. Và thiết bị dùng cho máy phát điện là quạt điện, tủ lạnh,… với tổng công suất là 0,5kW thì ta cần phải đấu dây vào máy phát điện để chia tải ra, quan trọng là ta không được quá mức phải cho phép của máy phát điện.

Tuyệt đối không được cắm máy phát điện vào ở bảng điện chính trong nhà, điều này sẽ làm cho máy phát điện của bạn trở thành một máy biến thế và làm cho người thân trong ngôi nhà của bạn hoặc nhà hàng xóm bị giật điện liên tục. Thay vào đó, hãy cắm máy phát điện trực tiếp vào thiết bị mà gia đình muốn sử dụng trong lúc cúp điện.

Khi lắp đặt hoặc sử dụng máy phát điện gia đình cần chú ý cầu dao điện trong nhà. Nên tắt cầu dao ở trạng thái điện lưới và đảm bảo các thiết bị ở trạng thái OFF.

Lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ: Bạn cần phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện để tránh bị “xông điện” khi điện lưới trở lại đột ngột. Trước khi chuyển nguồn bằng cầu dao đảo, ta nên cắt aptomat tổng trước. (Nói thêm về cầu dao đảo: Cầu dao đảo chiều có 3 khớp (3 tiếp điểm), mục đích là để chuyển đổi nguồn điện theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi kéo lên sẽ lấy điện lưới, kéo đến giữa cầu dao sẽ tắt điện, kéo xuống thì dùng điện từ máy phát điện).

6. Cách sử dụng máy phát điện an toàn

Trước khi dùng các thiết bị, bạn nên khởi động máy phát điện đúng cách và cho máy chạy trong vòng 5 – 10 phút rồi mới cắm trực tiếp vào máy.

Khi tắt máy phát điện, bạn hãy tắt máy theo đúng quy trình. Bằng cách rút hết tất các thiết bị đang sử dụng ra ngoài máy phát điện, nhìn lên đồng hồ còn hiển thị số không, nếu còn thì bạn nên tắt nguồn (đưa về trạng thái OFF). nếu bạn không làm như vậy thì bình ắc quy của máy phát điện sẽ mau hết bình.

Không nên chạm vào máy phát điện hay khởi động máy phát điện khi tay đang ướt.

Khi không sử dụng máy phát điện trong 1 thời gian dài, bạn nên cho máy khởi động máy phát điện trong 1 thời gian 2 – 3 tiếng để cho máy nạp điện cho bình ắc quy và bôi trơn động cơ trong máy phát điện. Như vậy để tránh máy phát điện bị hư hỏng.