Bảo trì bảo dưỡng máy phát điện

Bạn đang cần một dịch vụ bảo trì bảo dưỡng máy phát điện chuyên nghiệp?

Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện là việc làm tất yếu để đảm bảo cho máy vận hành tốt. Việc bảo dưỡng giúp động cơ hoạt động có độ bền hơn và giảm thiểu những hư hỏng nhỏ nhưng đôi khi gây phiền toái lớn cho người sử dụng.

Bằng kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và quy trình bão dưỡng sẵn có, chúng tôi có thể giúp bạn lên một kế hoạch bảo dưỡng phù hợp với ngân sách và giữ cho máy phát điện của bạn được vận hành tốt, đảm bảo sự liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dịch vụ bảo dưỡng máy phát điện

I.  NỘI DUNG BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN THƯỜNG XUYÊN

Phần thứ I: Kiểm tra, đánh giá tình trạng tổng quan máy trước khi bảo trì, bảo dưỡng, xác định hư hỏng (nếu có), xây dựng phương án khắc phục.

Phần thứ II: Kiểm tra động cơ, gồm các phần như sau:

  1. Phần làm mát và giải nhiệt của động cơ
  2. Hệ thống két nước, ống dẫn nước, van lọc chống rỉ, bộ tản nhiệt, van xả nước, quạt gió, bơm đảo đối lưu.
  3. Hệ thống áp lực nhớt, ống dẫn áp lực, lọc nhớt, xả nhớt và làm vệ sinh những chất dơ bẩn bị đóng trong thời gian máy hoạt động.
  4. Hệ thống áp lực dầu, ống áp lực dẫn dầu, van xả dầu dơ bẩn, bơm tạo áp suất, bơm cao áp, bộ lọc dầu, thùng chứa dầu
  5. Hệ thống lọc khí động cơ, rotor turbo.
  6. Hệ thống soupape, độ hở van động cơ.
  7. Kiểm tra độ hao mòn, độ rơ (bạc đạn, bạc dầu và các phần cơ khí khác).
  8. Hệ thống phun dầu của động cơ.
  9. Dây courroie quạt, dây cuorroie máy phát điện sạc (DC), demarreur, poulie.
  10. Kiểm tra độ bôi trơn, độ rơ của bạc đạn, bộn giảm chấn (bạc đạn có thiếu dầu bôi trơn, cao su giảm chấn có bị chai cứng hoặc không còn độ giảm rung trên chân máy.
  11. Kiểm tra cốc lắng cặn và tách nước giải nhiệt, bình làm mát hồi lưu.
  12. Kiểm tra toàn bộ bulon đai ốc có bị nới lỏng không.

Phần thứ III: Hệ thống máy phát điện xoay chiều (AC), máy phát điện (DC): gồm các hệ thống sau:

  1. Kiểm tra rotor, stator máy phát điện xoay chiều.
  2. Đo cách diện, cảm ứng từ trường, chổi than (nếu có ).
  3. Hệ thống dây dẫn, công suất tổn hao trên đường dây, công suất hiện tại máy có thể đưa vào cho phụ tải sử dụng.
  4. Hệ số kích từ của bộ AVR.
  5. Hệ thống mạch điều khiển, bảng điều khiển
  6. Hệ thống bảo vệ (AC,DC)
  7. Điều chỉnh hệ thống chỉ thị, kiểm soát, công tắc khởi động, tắt máy, công tắc chuyển mạch Ampe, Volt.
  8. Mức độ nạp điện của bình accu và độ điện phân.
  9. Kiểm tra độ rơ của bạc đạn.
  10. Kiểm tra hệ số chỉ định của đồng hồ Volt, Ampe, tần số, dầu, nhớt, nước, giờ, đo tốc độ.
  11. Kiểm tra hệ thống chỉ báo áp lực nhớt, nhiệt độ nước, sạc bình, núm chỉnh điện thế, đèn báo sưởi.
  12. Đo các rờ – le ngắt rò rỉ, công tắc khởi, tắt máy.
  13. Kiểm tra độ lệch giữa các pha.

Phần thứ IV: Kiểm tra tổng thể máy phát

  1. Kiểm tra tổng quan máy, đường thoát khí, hệ thống lấy khí tươi, hệ thống điện sử dụng.
  2. Kiểm tra lại tất cả các mối đấu, đầu cos, các kết nối của máy.
  3. Đánh giá, kiểm tra lại tổng quan các bước đã làm trước khi khởi động máy.
  4. Khởi động máy, kiểm tra kết quả hoạt động của máy sau bảo dưỡng.
  5. Hướng dẫn khách hàng quy trình vận hành, bảo dưỡng, sử dụng hợp lý thiết bị.
Bảo dưởng máy phát điện

II.  NỘI DUNG BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN CỐ ĐỊNH THEO THỜI GIAN SỬ DỤNG

Trong quá trình sử dụng máy phát, khách hàng cần đặc biệt chú ý các mốc thời gian sử dụng, nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tăng cao tuổi thọ máy phát. Ngoài các nội dung cơ bản như việc bảo trì thường xuyên, thì việc bảo trì theo thời gian sử dụng sẽ chú trọng vào một số nội dung sau:

1. Kiểm tra bắt buộc trước mỗi lần khởi động

  • Kiểm tra mức dầu bôi trơn
  • Kiểm tra mức nước làm mát
  • Kiểm tra mức nhiên liệu
  • Kiểm tra các van dẫn, hệ thống đấu nối, tải sử dụng
  • Kiểm tra điện áp ắc quy

** Lưu ý: Chỉ khởi động máy khi nhận thấy có đầy đủ các yếu tố an toàn.

2. Kiểm tra sau 50 giờ hoạt động

  • Kiểm tra lại các nội dung ở bước phần 1 (Kiểm tra bắt buộc trước khởi động)
  • Kiểm tra các mối lắp ghép cơ học, giảm chấn, khung bệ, đấu nối
  • Kiểm tra, thay nhớt bôi trơn lần đầu nhằm loại bỏ các tạp chất trong máy mới.

3. Kiểm tra sau 250 – 300 giờ hoạt động (hoặc thời gian 01 năm)

  • Kiểm tra các bước 1 và 2
  • Thay thế các vật tư tiêu hao: Lọc dầu, lọc gió, lọc nhiên liệu
  • Thay nhớt bôi trơn động cơ
  • Kiểm tra tình trạng dây đai của quạt gió, dynamo phát sạc, …
  • Kiểm tra tình trạng hệ thống ống dẫn cao su

4. Kiểm tra sau 500 – 600 giờ hoạt động (hoặc thời gian 02 năm)

  • Kiểm tra các bước 1, 2 và 3
  • Kiểm tra, làm sạch két nước, thùng chứa nhiên liệu.
  • Thay thế lọc gió, nước làm mát
  • Thay thế Ắc quy
  • Kiểm tra xu páp, khe hở xu páp
  • Kiểm tra hệ thống bảo vệ của máy, bảng điều khiển

5. Kiểm tra sau 1000 – 1200 giờ hoạt động (hoặc thời gian 04 năm)

  • Kiểm tra lại các bước 1,2,3,4
  • Cân chỉnh bơm cao áp, kim phun, thời điểm phun nhiên liệu

6. Kiểm tra sau 2000 – 2200 giờ hoạt động

  • Kiểm tra lại 5 bước trên
  • Thay mới bơm cao áp, kim phun (nếu cần)
  • Kiểm tra sức nén của buồng đốt động cơ
  • Kiểm tra thay thế hệ thống cảm biến (nếu cần)
  • Thay mới bơm nước làm mát

** Lưu ý: Nếu động cơ xuống cấp không đủ công suất thì việc làm Đại tu máy là cần thiết. Khi đó cán bộ kỹ thuật sẽ tư vấn nội dụng thực hiện và chi phí cho đơn vị.

Bảo trì bảo dưởng máy phát điện
Bảo dưỡng máy phát điện

Hãy đến với Việt Nhật bạn sẽ luôn được tư vấn và bảo trì, bảo hành máy phát điện một cách tốt nhất.

Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy phát điện

1. Vận hành máy phát điện

Trước khi khởi động máy:

  • Kiểm tra và bảo đảm đầy đủ nhiên liệu bằng đồng hồ mức nhiên liệu hoặc bằng thước thăm.
  • Kiểm tra và bảo đảm đủ nhớt bôi trơn và nhớt phải sạch.
  • Kiểm tra và bảo đảm đủ nước làm mát và nắp nước phải đậy kín.
  • Kiểm tra và bảo đảm tình trạng tốt cho bình ắc quy (điện áp không dưới 11.5VDC đối với máy dùng bình ắc quy 12VDC và 23.5VDC đối với máy dùng bình ắc quy 24VDC).
  • Nhả nút nhấn EMERGENCY STOP.

Chế độ vận hành bằng tay (MAN):

  • Nhấn nút START để khởi động.
  • Sau khi máy chạy ổn định, đóng tải vào máy phát.
  • Tránh đóng đột ngột tải lớn trên 50% công suất danh nghĩa.
  • Tránh sử dụng tải mất cân bằng quá 20% giữa các pha.
  • Muốn dừng máy, phải cắt tải ra khỏi máy phát và cho máy chạy không tải khoảng 5 – 15 phút để giảm nhiệt độ máy và giảm tốc độ turbo tăng áp.
  • Nhấn nút STOP để dừng máy.

Một số quy tắc an toàn khi vận hành:

  • Khi kiểm tra sủa máy: Phải tháo bình ắc quy.
  • Khi máy đang hoạt động:
    • Không tháo bình ắc quy.
    • Không bổ sung nhiên liệu.
    • Không mở nắp két nước hoặc thăm nhớt.
    • Không mở cửa vỏ cách âm.
  • Khi vận hành ở chế độ tự động, mặc dù máy đang dừng nhưng có thể tự động chạy bất ngờ, nên dễ gây tai nạn.

2. Bảo dưỡng máy phát điện

  • Hàng ngày: kiểm tra mức nhớt, mức nước làm mát, tình trạng bình ắc quy và dây nối. Sửa chữa và điều chỉnh nếu cần.
  • 50-100 giờ chạy máy đầu tiên:
    • Kiểm tra sự rò rỉ dầu nhớt hoặc nhiên liệu, độ căng dây đai quạt gió, các mối nối bulông. Sửa chữa và điều chỉnh nếu cần.
    • Thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.
  • Sau mỗi 500 giờ chạy máy:
    • Kiểm tra vệ sinh sạch hệ thống làm mát.
    • Thay mới: dầu nhớt và lọc nhớt.
  • Sau mỗi 1.000 giờ chạy máy:
    • Kiểm tra điều chỉnh độ căng dây đai, vệ sinh bơm nhiên liệu thấp áp.
    • Thay mới lọc nhiên liệu.
  • Sau mỗi 2.000 giờ: kiểm tra làm sạch và điều chỉnh hệ thống nhiên liệu.
  • Trong bất kỳ trường hợp nào, phải thay nhớt ít nhất 2 lần trong một năm.

Dầu nhớt sử dụng cho máy phát điện:

  • Một số loại nhớt thông dụng:
    • CALTEX: DELO 350 SAE 15W/40
    • BP: VANELLUS C3 15W/40
    • CASTROL: RX SUPER 15W/40
Bảo trì máy phát điện